Hiếu sắc nhưng không bỏ bê chính sự.

Mặc dù hiện tại chưa vào Lập Đông, nhưng vào ban đêm nhiệt độ bên ngoài thường giảm mạnh, điều này khiến sương đêm tích tụ nhiều, ở dưới trời sương rất dễ bị nhiễm phong hàn.

 

Ấy thế mà nội quan đã tiến hành gội rửa cơ thể cho Hồ thị, nhằm loại bỏ “long tinh” trên cơ thể của nàng ta xong lâu lắm rồi, nhưng Cao Bách vẫn để nàng ta trong tình trạng loã thể bị treo lơ lửng trên chiếc xà ngang dưới trời sương dày đặc như thế.

 

Phải mãi đến nửa canh giờ sau, hắn mới lệnh cho Thái giám thả nàng ta xuống.

 

Lúc này, toàn thân của Hồ Ninh huấn đã lạnh cóng rồi cứng đờ lại vì phải giữ nguyên ở một tư thế khá lâu, rồi lại còn bị phơi dưới sương đêm vô cùng độc, mạch máu cũng khó lòng mà lưu thông.

 

Thành ra, khi bị kéo đến quỳ trước mặt Hoàng đế, sắc mặt nàng ta vô cùng nhợt nhạt, cơ thể run lên bần bật vừa vì lạnh mà cũng vì quá đỗi sợ hãi.

 

Toàn bộ Thị vệ, Cao Bách đã sớm cho lui hết rồi, đám hoạn quan đã tịnh thân thì không đáng nhắc tới.

 

Hiện tại, chỉ có một mình hắn là nam nhân duy nhất nhìn thấy một thân trần trụi của Hồ thị.

 

Cao Bách bấy giờ mới ban cho nàng ta một cái nhìn sắc lạnh, không mặn không nhạt nói.

 

- Đây chính là hậu quả của việc ngươi dám lấy uy danh của trẫm ra để trấn áp người khác. Còn có lần sau thì không nhẹ nhàng như thế này nữa đâu.

 

Nhìn toàn thân Hồ thị ướt đẫm sương đêm, một bộ dạng co ro sợ sệt, hệt như mèo nhỏ bị chặt cụt đuôi, Hoàng đế tương đối hài lòng.

 

Hắn đứng dậy khỏi ghế đá, trước khi hạ lệnh bãi giá, cũng không quên nhắc nhở nàng ta.

 

- Ngươi lo mà điều dưỡng thân thể cho tốt! Trước khi trẫm chưa dùng chán cơ thể của tiện nhân nhà ngươi, thì ngươi tuyệt đối không được chết.

 

[...]

 

Sau khi đăng cơ, Cao Bách liền nâng cha của Hồ thị từ tứ phẩm - Thừa Tuyên sứ lên nhị phẩm - Lại bộ Thượng thư. 

 

Thoạt nhìn, người ngoài sẽ nghĩ rằng bởi vì Hồ thị được sủng, gia tộc cũng theo đó được Hoàng đế chiếu cố.

 

Nhưng thực chất, không ai đoán được thánh ý.

 

Rõ ràng Cao Bách nếu muốn lấy đầu của Hồ Tích, hắn sẽ có trăm ngàn phương thức, thế nhưng hắn lại muốn giữ lại mạng cho ông ta.

 

Hắn biết giới hạn cuối cùng của Hồ Giáng Cầm nằm ở đâu.

 

Nếu như hắn lấy mạng cha của nàng ta, e rằng nàng ta sẽ không còn sợ chết nữa.

 

Mà một khi Hồ thị chết rồi, như vậy hắn sẽ mất đi một thú vui.

 

Cho nên hắn mới cố tình nâng Hồ Tích lên đứng đầu một bộ, như vậy ông ta sẽ phải gánh trọng trách của Lại bộ trên vai, hắn muốn dày vò ông ta từng chút một cũng dễ dàng hơn.

 

Vừa hành hạ ái nữ của Lại bộ Thượng thư đêm trước, hôm sau Cao Bách canh đúng vào lúc đêm khuya thanh vắng, cho truyền ông ta vào cung nghị sự.

 

Khi ấy, Hồ Tích sớm đã cuộn mình trong chăn, nhưng khi nghe người hầu báo lại có Thái giám ở trong cung đến truyền đạt khẩu dụ của Hoàng đế, ông ta mắt nhắm mắt mở vẫn phải ngồi dậy mặc lại quần áo.

 

Nhận được thánh chỉ, ông ta tức khắc phải theo nội thị Thái giám vào cung.

 

Đây vốn không phải lần đầu Hoàng đế cho truyền Hồ Tích vào cung muộn như thế này.

 

Ông ta được đưa tới trước Tuyên Chính Điện, Nhâm Canh vừa nhìn thấy Hồ Tích đã vội xoay người vào trong bẩm báo, sau đó mới cho phép ông ta vào điện tấn kiến.

 

Lúc ông ta tiến vào trong điện, cảnh tượng đập vào mắt Hồ Tích thì chính là Cao Bách trên người mặc bộ đồ ngủ màu đỏ như màu máu, nghiêng người nằm dài trên ghế, dùng một bàn tay đỡ bên thái dương, tuỳ tiện để cung nữ đứng hai bên hầu quạt.

 

Ở dưới điện, nhìn thấy những làn váy xoay tròn theo từng cử chỉ mềm mại của thiếu nữ, thấp thoáng trong đám Vũ nữ, ông ta nhìn thấy Khúc Thái nữ vận một thân y phục khác xa so với những kỹ nhân còn lại, đem cặp mắt của kẻ si tình nhìn về phía Hoàng đế.

 

Ông ta tự hỏi rằng liệu có phải đêm hôm Hoàng đế cho vời ông ta vào cung, chỉ để cùng hắn thưởng thức ca vũ không đây?

 

Nghĩ vậy, ông ta vẫn kính cẩn quỳ xuống hành lễ.

 

- Vi thần tham kiến Hoàng thượng.

 

Một lúc lâu sau vẫn không thấy bề trên có động tĩnh gì, Hồ Tích nhịn không được mà hơi ngẩng đầu nhìn lên, kết quả lại thấy Cao Bách vẫn chỉ nhìn đám Vũ nữ, hoàn toàn không để tâm tới ông ta.

 

Ông ta không dám nhìn lâu, rất nhanh đã ngoan ngoãn cúi đầu xuống như cũ, bắt đầu lo lắng không biết bản thân có phải đã làm sai chuyện gì, nên mới bị Hoàng đế bắt quỳ như thế này hay không?

 

Cao Bách không để ông ta quỳ quá lâu, một khắc là vừa đủ.

 

Khắc sau, hắn phất tay cho đám Vũ nữ lui ra, cẩn thận dặn dò Thái giám dùng kiệu của hắn đưa Khúc Thái nữ hồi cung.

 

Khúc thị có tài ca vũ. Hơn nữa, những điệu múa mà nàng ta đem đến từ Cao Xương đều rất mới mẻ, cả y phục của Cao Xương dành cho ca vũ cũng rất độc đáo.

 

Bảo sao hắn lại nạp nàng ta vào hậu cung.

 

Cao Bách xưa nay chưa từng sợ kẻ khác nói hắn tàn bạo, hay là túng dục vô độ.

 

Bởi... cho dù người trong thiên hạ có dám buông lời rèm pha sau lưng hắn, thì cũng rất khó có thể cướp được ngọc tỷ từ trong tay hắn.

 

Hơn nữa, tuy hắn hiếu sắc, nhưng cũng không vì thế mà bỏ bê chính sự.

 

Đợi đám nữ nhân dưới điện lui ra, Cao Bách mới chậm rãi đứng dậy, bước từng bước đến trước mặt Hồ Tích, liếc nhìn ông ta một cái, rồi nhàn nhạt nói.

 

- Theo trẫm đến điện Hoằng Đức.

 

Thấy Hoàng đế nói xong liền bước ra khỏi điện, Hồ Tích phải mất một phân mới định thần lại được, rồi vội vàng đứng dậy đi theo hắn đến Hoằng Đức Điện.

 

Cao Bách ngồi xuống ghế rồng trước bàn mà hắn vẫn hay dùng để đặt tấu chương, nâng mi nhìn lão già họ Hồ đứng phía dưới, lạnh giọng nói.

 

- Trẫm nghe có người tấu lên rằng hài tử của Môn hạ thị lang nhờ người thi hộ nên mới đỗ Bảng Nhãn, bị sĩ tử khác phát hiện, muốn tấu lên trên thì liền bị bọn họ dùng vũ lực đe dọa, đánh đến mức gãy tay.

 

Hắn kể xong liền quay ra hỏi Hồ Tích.

 

- Lại bộ phụ trách tổ chức khoa thí. Vậy khanh có biết chuyện này không?

 

* Chú giải:

 

- Ca vũ: một loại hình nghệ thuật bao gồm hát và múa.

 

- Sĩ tử: học sinh các trường do triều đình quản.

 

- Khoa thí: việc thi cử thời xưa.

 

  • Hiếu sắc: ham mê sắc đẹp.