Vị Khạch 2

Lại là một ngày nữa đã đến, sáng sớm dòng người nao nức đến vội vã băng qua từng dãy nhà đi đến trạm xe bus. Cái nắng sáng vừa ấm áp vừa se lạnh làm cho người ta có cái cảm giác thật khó chịu.

Ánh nắng chiếu vào căn phòng cô tịch, tia nắng len lõi chiếu từng gốc khuất trong căn phòng rồi chiếu vào mặt tôi, lăn lộn trên giường hồi lâu. Tôi ngồi dậy, cầm chiếc điện thoại lên, dòng tin nhắn đặt hàng của khác lại đến, tôi tự thắc mắc không biết hôm nay sẽ là câu chuyện gì đây, người đó đã phải cô đơn như thế nào.

Nhanh chóng thay đồ, vội vàng ăn vài cái bánh mà mẹ đã chuẩn bị, bà thật chu đáo.

Mọi người trên đường ai nấy đều hối hả, cuộc sống nhộn nhịp của thành phố che mờ đi những phần tối của nơi đây, những con người cô đơn tạo vỏ bọc cứng cáp để che đi phần yếu của chính mình, hay những người chịu sự giầy vò của thứ gọi là gia đình.

Vừa mở cửa tiệm một cậu nhóc mặc đồng phục học sinh cầm bó hoa trên tay đứng trước cửa, cậu nhóc đưa gương mặt có vài vết xước đến tìm tôi, tôi ngờ ngợ nghĩ có lẽ đây là vị khách hôm nay của tôi. Tôi ngỡ ngàng đứng nhìn cậu nhóc một hồi rồi lại nhìn vào bó hoa của cậu bé, rồi lại suy nghĩ vu vơ.

Dẹp đi những suy nghĩ vừa rồi, đưa cậu bé vào bên trong, tôi không hỏi cũng không nói gì, đi lấy thuốc bôi lên vết xước đấy, bây giờ thì tôi mới nhìn rõ được cậu nhóc đó, trong mắt chứa đầy sự hiu quạnh, buồn tủi. Tôi nhìn cậu nhóc nghiêm nghị hỏi:

- Em bị bạn học bắt nạt sao?

Cậu bé không nói gì chỉ lẳng lặng lắc đầu, đưa mắt nhìn vào bó hoa trên tay, tôi cho rằng dù có hỏi thì cậu bé sẽ không nói về chuyện vết thương đó. Tôi liền phải chuyển sang chủ đề khác.

- Là em đã đặt hàng sao, có vấn đề gì xảy ra với em à?

Cậu bé ấy cũng chẳng nói gì, chỉ im lặng nhìn bó hoa được gói rất đẹp ấy. Tôi bây giờ mới đóng lại chiếc hộp sơ cứu, đi pha một ly trà. Dù biết rằng cậu bé ấy sẽ không thể uống được nó, nhưng biết sao đây, nó đã là thoi quen của tôi rồi. Đặt ly trà trên bàn, cậu bé nhìn tôi"

- Em không uống được trà ạ!

Tôi biết chứ, mỉm cười nói với cậu bé đó:

- Chị biết, em cứ để cho nó ở đó đi...và...hãy nói cho chị nghe em có chuyện gì được không?

Cậu bé im lặng một hồi, lúc sau cậu bé khóc lên nức nở như ai đó đã chạm vào vết thương, đôi mắt to tròn cùng hàng lông mi đen dày cụp xuống, nước mắt tuôn ra, khi con người không thể chịu được sự đau lòng nữa, thứ họ cố kìm ném là cảm xúc và nước mắt sẽ được giải phóng. Ôm cậu bé vào lòng, tôi nhẹ nhàng an ủi:

- Không sao, em cứ nói ra hết đi, chị sẽ lắng nghe em.

- Thật ra hôm nay...hức..là s..sinh nhật mẹ em và cũng là một năm kể từ khi...e..em hại chết anh trai mình...nhưng..em...em không cố ý.

Nói đến đây tôi như chết đứng, một cậu nhóc như thế thì làm sao có thể hại chết anh trai mình. Tôi khá bàng hoàng.

- Tại sao anh em lại mất!

Cậu bé vẫn cứ như thế vừa khóc vừa nói..

- Lúc đó, em và anh trai... đang chơi đá bóng, vì em lỡ đá mạnh, quả bóng lăn ra đường...anh em đi nhặt, thì...thì...thì không may xe chạy tới thế là...anh em...anh em...

Tôi cũng đã hiểu được rồi, là con người sống chết đều có số cả, cậu bé không may qua đời, người ở lại chịu sự đau thương đến dày vò chính bản thân mình.

- Sau khi anh mất..ba mẹ rất buồn, họ...nói em là người hại chết anh trai mình, là em đã hại chết anh ấy...ba mẹ không còn quan tâm em như trước nữa rồi...

Nhìn cậu bé khóc, lòng tôi khó chịu cả lên, một cậu nhóc chưa hiểu chuyện, ba mẹ vì sự đau thương mà làm tổn thương người ở lại, làm sao tôi có thể tả được sự khó chịu bực tức và sự đau lòng của mình cho một cậu nhóc cơ chứ. Trong thời gian qua cậu bé đã sống như thế nào khi không có tình thương, bao bọc của ba lẫn mẹ. Sự cô đơn đấy còn hơn việc bị cả thế giới ghét bỏ. Nén lại những cảm xúc tiêu cực của mình, tôi mỉm cười, một nụ chưa bao giờ giả dối hơn.

- Thế vết xước này là do người nhà em làm sao?

Cậu bé gật đầu rồi liền nói:

- Không phải ạ ! do em hư nên mới bị.

Nụ cười gượng gạo ấy của cậu bé chứa đầy sự buồn bã, sao một cậu nhóc có thể hiểu chuyện đến thế, nếu là tôi, tôi có thể làm được không. Tôi không nói gì chỉ biết ôm lấy cậu bé vào lòng. Ngoài khung cửa kính, tôi nhận thấy hình bóng của một người phụ nữ, mặc một chiếc váy đơn giản, đang nhìn chằm chằm vào tiệm. Bà ta đẩy cửa đi vào, hai mắt đỏ hoe như vừa mới khóc vậy.

- Xin chào tôi là người đã đặt đơn hàng này.

Tôi sững người nhìn cậu bé, tôi cứ nghĩ em ấy là khách hàng của tôi chứ, hóa ra là không à, tôi cũng mặc kệ, tôi muốn nghe câu chuyện của cậu bé này.

- Và tôi cũng là mẹ của cậu bé đó.

Tôi lại thêm lần bất ngờ, người đó là mẹ cậu bé, người đã làm cho một đứa trẻ phải cô đơn sao, nhìn lại mặt cô ấy, tôi đã nghĩ đúng, lúc nãy cô ấy đã nghe được nên chắc đã rơi nước mắt.

- Chắc chị nãy giờ cũng đã nghe hết rồi, cậu bé cần chị...một đứa trẻ cần được sự yêu thương từ gia đình chứ không phải là sự ruồng bỏ. Tôi biết chị cũng đã rất đau khổ nhưng cuộc đời còn phía trước, đừng làm tổn thương đứa trẻ vô tội.

Nói rồi tôi đem ly trà nguội lạnh vào trong, ly trà ấm nóng vừa nãy cũng chẳng còn, tôi sẽ phải pha lại nó, cho nó hơi nóng mới.

- Mẹ...

Cậu nhóc vẫn đinh ninh ôm lấy nó hoa trong lòng. Bà mẹ đau lòng nhìn đứa con mà khóc nấc cả lên, có lẽ thời gian qua bà đã bỏ lỡ nhiều thứ, ôm ấp nỗi buồn mà làm tổn thương người bên cạnh.

- Mẹ xin lỗi con nhiều lắm, mẹ xin lỗi...là mẹ làm tổn thương con, mẹ không xứng, mẹ vì sự đau lòng mà quên mất mình còn có người cần yêu sự yêu thương của mẹ, xin lỗi con vì thời gian qua đã không chăm sóc con tử tế, mẹ thực sự sai rồi, con hãy tha thứ cho mẹ...à không mẹ không xứng đáng được tha thứ.

Bà ngồi kế cậu bé hai tay ôm chậc vào lòng, xuýt xoa chỗ vết xước, đôi mắt bà bần thần nhìn lấy đứa con mình đã bỏ quên bấy lâu. Cậu bé nhìn mẹ mình, cảm giác tội lỗi vì đã làm mẹ khóc.

- Mẹ ơi, con yêu mẹ nhiều lắm, con không muốn thấy mẹ khóc, chúc mẹ sinh nhật vui vẻ.

Cậu cầm lấy bó đưa trước mặt người mẹ. Cảm giác vừa đau lòng vừa hối hận của người mẹ, tôi có thể cảm nhận được qua đôi mắt ngấm lệ của bà ấy, Lại lần nữa bà ôm lấy con trai cảm xúc vỡ òa. Chỉ một lúc sau, cả hai lấy lại sự bình tĩnh, bà nắm tay con mình rồi cúi người nhẹ chào tôi rồi ra về.

Quán trà của tôi đã nhìn nhận đủ bao nhiêu thứ cảm xúc, bao nhiêu câu chuyện, nhưng đây có lẽ là thứ làm tôi khó quên, tôi có thể kìm nén được cảm xúc của mình nhưng với tình cảm gia đình tôi xin nhận thua. Đến cuối cùng tình cảm gia đình sẽ đánh bại mọi thứ.

Dọn dẹp cửa tiệm, trên bàn là hoa mà cậu bé tặng tôi như lời cảm ơn, tôi đặt ly rượu xuống bàn, nhìn dòng người qua lại.

 George Santayana từng nói:

" Gia đình là một kiệt tác của tạo hóa " .